Trước khi nắm vững quy tắc để có một brand name chuẩn thì bạn cần phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của cụm từ này. Đồng thời phân biệt với các khái niệm tương tự như nhãn hiệu, tên doanh nghiệp.
Brand name là gì?
Brand name có ý nghĩa là thương hiệu. Dùng brand name khi muốn đặt tên cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc chính doanh nghiệp. Chúng ta còn có thể hiểu brand name là tên, biểu tượng thiết kế hoặc bất cứ đặc điểm nào để phân biệt sản phẩm, dịch vụ này với sản phẩm dịch vụ khác.
Một số nhầm lẫn thường cho rằng thương hiệu cũng chính là nhãn hiệu, nhưng thực chất không phải vậy. Nhãn hiệu có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn rồi thay đổi hoặc loại bỏ, còn thương hiệu (brand name) gắn liền với số phận hoặc cả cuộc đời của sản phẩm hay dịch vụ đó.
Vai trò Brand name
Brand name giúp khẳng định sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường, giúp khách hàng ghi nhớ và khắc sâu trong tâm trí. Thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ công nhận nó.
1. Thứ đầu tiên đi vào tâm trí khách hàng
Thương hiệu là thứ đầu tiên đi vào tâm trí khách hàng, định danh sản phẩm và cho phép khách hàng có những ấn tượng đầu tiên. Tỷ phú Jeff Bezos từng nói “Thương hiệu là tất cả những gì khách hàng nói về nó khi bạn không có mặt ở đó”.
Một thương hiệu tốt sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và khắc sâu trong tâm trí. Ngược lại, thương hiệu không tốt sẽ dễ dàng bị phớt lờ hoặc có các phản ứng tiêu cực khi mới nhắc đến.
2. Giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp
Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể truyền tải tới khách hàng một cách nhanh nhất. Bản thân khi giới thiệu thương hiệu đã có một phần thông điệp, đồng thời nó còn đóng vai trò quan trọng trong truyền thông giao tiếp và đánh vào tiềm thức khách hàng.
3. Phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác
Tên thương hiệu là đặc điểm đầu tiên giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau và sẽ có hiệu quả cao nhất đối với các doanh nghiệp cùng một lĩnh vực trên thị trường. Do đó, tên thương hiệu luôn là trọng tâm của bất cứ chương trình phát triển.
4. Công cụ luật pháp giúp bảo vệ người sở hữu nó
Việc có tên thương hiệu ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp bảo vệ người sở hữu nó trước các hình thức cạnh tranh không lành mạnh như ăn cắp hoặc sao chép.
Nguyên tắc đặt brand name
1. Được bảo hộ
Tên thương hiệu cần được đăng kí với pháp luật để được bảo hộ, tránh các tình trạng ăn cắp hay sao chép.
2. Thể hiện ngành nghề hoặc sản phẩm của doanh nghiệp
Với những thương hiệu mới và chưa có chỗ đứng trên thị trường thì tên thương hiệu nên gắn liền với ngành nghề hoặc sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian tiếp cận cũng như tối ưu một phần chi phí truyền thông.
Một ví dụ trong trường hợp này chính là các doanh nghiệp bất động sản thường đi với cụm từ “land”, các doanh nghiệp về sữa thì đi với cụm từ “milk”, doanh nghiệp về làm đẹp thì cụm “beauti”,…
3. Thể hiện giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Giá trị cốt lõi ở đây khác nhau ở mỗi doanh nghiệp, không thể vì sự thành công của doanh nghiệp đi trước mà tên thương hiệu trở nên na ná hoặc cùng một phương thức đặt tên được. Điều này sẽ làm giảm uy tín đáng kể cho tên thương hiệu.
4. Phù hợp thị trường và khách hàng mục tiêu
Phân khúc thị trường cũng là một trong các yếu tố cực kì quan trọng khi đặt brand name. Với phân khúc thấp thì brand name có thể đơn giản, phù hợp thị hiếu. Với phân khúc cao cấp hơn, tên thương hiệu nên trau chuốt và tạo cảm giác sang trọng.
5. Đơn giản và dễ nhớ
Ngoài việc đảm bảo được các yếu tố trên thì ngắn gọn, dễ nhớ cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Không nên quá “tham” thể hiện ngành nghề, giá trị cốt lõi mà khiến tên dài dòng khó chịu. Cần phối hợp linh hoạt và có sự đầu tư thời gian để có thể đặt được một brand name phù hợp bởi nó sẽ cùng bạn đi một chặng đường dài về sau.
Thường xuyên tư vấn đặt tên hay cho mọi người, Linh Đan lập website này với mục đích tạo ra thêm các giá trị về việc đặt tên. Giúp mọi người đơn giản hóa việc đặt tên và cùng tìm hiểu ý nghĩa tên bản thân. Mong rằng mọi người yêu thích website TenYNghia.com của Linh Đan nhé!