Hiện nay siêu máy tính được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ nghiên cứu khoa học cho đến xử lý các tính toán phức tạp. Và sau đây chính là Top 7 siêu máy tính nhanh nhất hành tinh khiến cho bạn phải ấn tượng bởi tốc độ xử lý cực nhanh nhạy. Cùng dõi theo nhé!
Siêu máy tính Fugaku
Fugaku chính là một trong những siêu máy tính hàng đầu trên thế giới. Chiếc siêu máy tính này chính là thành quả giữa sự kết hợp Viện nghiên cứu khoa học Riken và công ty Fujitsu đến từ Nhật Bản. Fugaku này có khả năng xử lý đến đạt tốc độ 442 petaflop tức 442 triệu tỷ phép tính mỗi giây. Chính vì khả năng vượt trội này mà Fugaku đã chiếm giữ vị trí siêu máy tính mạnh nhất thế giới cho đến năm 2022.
Điểm mạnh của chiếc siêu máy tính này chính là được trang bị bộ vi xử lý tiên tiến ARM. Chính chiếc siêu máy tính này đã được sử dụng để mô phỏng được quá trình lây lan của virus Covid-19. Đồng thời chúng cũng giúp xã hội dự báo các trận mưa lũ lớn và các hiện tượng thời tiết khác. Ngoài ra Fugaku còn được đưa vào dùng để đánh giá khả năng tiết kiệm nhiên liệu, tốc độ của máy bay.
Frontier
Frontier chính là chiếc siêu máy tính đã “vượt mặt” Fugaku vào năm 2022 để nắm giữ vị trí siêu máy tính mạnh nhất thế giới và đến nay chưa có chiếc siêu máy tính nào có thể đẩy Frontier ra khỏi vị trí này. Cỗ máy Frontier tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge được chế tạo bởi Bộ Năng lượng Mỹ.
Cỗ máy này cho phép thực hiện 1,102 exaflop, tức là 1,102 tỷ tỷ phép tính mỗi giây. Chiếc siêu máy tính này được phát triển bởi nền tảng CrayEX của công ty HP. Chúng chứa hơn 9.400 bộ xử lý AMD EPYC 64C 2 GHz cùng với đó là 37.000 GPU AMD Instinct 250X. Hiện nay chúng được sử dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau.
Lumi
Tiếp theo cho danh sách top các siêu máy tính nhanh nhất hành tinh chính là sự xuất hiện của siêu máy tính Lumi. Đây chính là chiếc siêu máy tính có khả năng tính toán lên đến 309 petaflop. Nhờ vậy cỗ máy Lumi đến từ Phần Lan đã trở thành chiếc siêu máy tính mạnh nhất châu Âu đồng thời chúng cũng giữ vị trí
Về cấu tạo chúng được làm hoàn toàn từ phần cứng của AMD. Hiện nay Lumi chính là chiếc siêu máy tính được sử dụng để sử dụng trong các lĩnh vực y học, biến đổi khí hậu, máy tính lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
IBM Summit
IBM Summit hiện là một trong những chiếc siêu máy tính mang lại tốc độ xử lý nhanh trên thế giới. Chúng có hiệu suất trung bình từ 148,6 petaflop và mang lại hiệu suất tối đa lên đến 200 petaflop. Chính vì hiệu suất này mà chúng đã từng giữ vị trí siêu máy tính số 1 thế giới trong năm 2018 và 2019
Chiếc siêu máy tính này được đặt tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Mỹ. Cỗ máy khổng lồ này trải rộng trên diện tích lớn bằng 2 sân tennis với trọng lượng lên đến 340 tấn. IBM Summit được tạo nên bởi 4.356 nod với 27.648 GPU và 9.216 CPU.
Kể từ khi đi vào hoạt động Summit đã góp phần to lớn trong lĩnh vực sinh học. Nổi trội nhất trong số đó chính là Summit đã dựa vào việc phân tích để làm rõ với các vấn đề liên quan đến sức khỏe như tiểu đường, ung thư. Ấn tượng nhất đó chính là Summit đồng hành cùng đội ngũ nghiên cứu tìm ra 77 hợp chất thuốc để kháng lại virus Covid 19.
IBM Sierra
Bên cạnh IBM Summit thì IBM còn có một hệ thống khác với sức mạnh không hề kém cạnh với tên gọi là IBM Sierra. IBM đã đặt hệ thống này tại thành phố Livermore, California. Cỗ máy này có sức mạnh tính toán là 94,6 petaflop. Kiến trúc của IBM Sierra được tạo nên bởi các chip xử lý do IBM và Nvidia cung cấp. Với hiệu suất này chúng đã từng đứng vị trí thứ 2 trong các siêu máy tính mạnh nhất thế giới vào năm 2018 và 2019.
Siêu máy tính Sunway TaihuLight
Tại quốc gia đông dân nhì giới – Trung Quốc cũng có chiếc siêu máy tính nhanh nhất hành tinh với tên gọi Sunway TaihuLight. Chiếc máy tính này được đặt tại Trung tâm nghiên cứu quốc gia về kỹ thuật và công nghệ máy tính song song (NRCPC) ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Trung Quốc từng cho biết rằng chiếc siêu máy tính này của họ đã có thể chạy thành công mô hình trí tuệ nhân tạo tinh vi như não người.
Sunway TaihuLight được xây dựng dựa trên kiến trúc Sunway với 40.960 bộ vi xử lí SW26010 64-bit RISC. Cỗ máy này có hiệu suất 93 petaflop. Và chiếc này cũng chính là chiếc siêu máy tính nhanh nhất thế giới trong khoảng thời gian 6 năm 2016 đến tháng 6 năm 2018.
Perlmutter
Là một quốc gia có công nghệ khoa học phát triển nhất thế giới nên không lạ gì khi Mỹ tiếp tục là quốc giá có chiếc siêu máy tính xuất hiện trong danh sách này. Perlmutter chính là cỗ máy được tạo nên bởi chip AMD kết hợp Nvidia. Nhờ kiến trúc này mà Perlmutter mang lại hiệu suất tính toán lên đến 70,87 petaflop.
Chiếc siêu máy tính này hiện đang được đặt tại Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia Mỹ (NERSC). Thiết bị này đang được Bộ Năng lượng Mỹ dùng trong lĩnh vực mô phỏng phản ứng hạt nhân, dự báo thời tiết và nghiên cứu các vấn đề về sinh học.
Leonardo
Leonardo là chiếc siêu máy tính đến từ Ý được đặt tại Trung tâm Dữ liệu CINECA, Bologna. Hiệu suất mà cỗ máy này mang lại chính là 238,7 petaflop. Kể từ khi đưa vào hoạt động vào tháng 11/2022 Leonardo đã trở thành chiếc siêu máy tính nhanh thứ 2 của châu Âu. Cỗ máy được tạo nên bởi 3 module kết hợp với nhau với chi phí xây dựng lên đến 240 triệu USD. Hiện hệ thống này đang sử dụng chip xử lý của Intel cùng chip xử lý Nvidia.
Có thể thấy rằng những chiếc siêu máy tính đã đóng góp rất nhiều vào nền công nghệ khoa học kỹ thuật của thế giới. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi có thể giúp bạn biết được top 8 siêu máy tính nhanh nhất hành tinh hiện nay. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để cập nhật các thông tin hữu ích mỗi ngày nhé!
Thường xuyên tư vấn đặt tên hay cho mọi người, Linh Đan lập website này với mục đích tạo ra thêm các giá trị về việc đặt tên. Giúp mọi người đơn giản hóa việc đặt tên và cùng tìm hiểu ý nghĩa tên bản thân. Mong rằng mọi người yêu thích website TenYNghia.com của Linh Đan nhé!