Cách đây 80 năm chiếc máy tính Colossus đã được phát minh, chúng đã đóng góp rất lớn cho công cuộc kết thúc chiến tranh ở thế chiến thứ II. Để hiểu rõ hơn về lịch sử của chiếc máy tính này cũng như những gì mà cỗ máy này mang lại thì cùng theo dõi nội dung được chia sẻ dưới đây nhé!
Lịch sử hình thành của máy tính Colossus
Vào giai đoạn 1942, cuộc chiến tranh đang diễn ra thì Colossus đã được phát triển thành công. Chúng được tạo ra nhằm phá vỡ hoạt động của của đài truyền thanh NAZI được mã hóa bằng hệ thống mật mã NAZI Lorenz của Đức quốc xã.
Vào năm 1943, người Đức đã sử dụng một hệ thống mật mã mới phức tạp hơn để truyền tin với tên gọi là Lorenz. Các tin nhắn được gửi bằng hệ thống mật mã này mất đến 8 tuần để giải mã bằng tay theo cách thông thường. Trong khi đó các mật mã được thay đổi liên tục hàng đêm dẫn đến việc cập nhập thông tin trở nên chậm trễ.. Để có thể kịp thời nắm bắt nội dung của tin nhắn đòi hỏi Anh phải có một phương pháp khác cải tiến hơn để có phá giải mật mã Lorenz.
Và cuối cùng kỹ sư người Anh Tommy Flowers đã dành 11 tháng để bắt đầu công việc thiết kế và chế tạo chiếc máy tính Colossus để có thể giải quyết vấn đề là phá giải Lorenz. Sau nhiều lần thử nghiệm và kiểm tra thì chiếc Colossus Mark I đã được vận chuyển đến Bletchley Park vào cuối năm 1943. Sau khi đến nơi thì máy tính được lắp đặt bởi Harry Fensom và Don Horwood và chính thức đi vào hoạt động năm 1944.
Và máy tính Colossus được người Anh xếp vào một trong những bí mật quân sự cho nên những thông tin về cỗ máy này cũng như sự tồn tại của nó chưa từng được công khai. Đến năm 1970 Colossus được rời khỏi danh mục bí mật quân sự thì mọi người mới biết đến chúng.
Tuy vậy người Anh vẫn xem bí mật của Colossus là nhạy cảm, do đó sau khi đưa ra khỏi danh sách nhưng họ vẫn không muốn ai khám nghiệm cỗ máy này. Đây cũng chính là lý do khiến cho chính phủ Anh quyết định phá hủy hết 10 máy Colossus vào năm 1980. Đến năm 1994 thì Tommy Flowers và đồng sự là những nhà cách tân đã xây dựng lại một phiên bản Colossus mới. Dù là mới nhưng Colossus vẫn được xây dựng dựa trên bản vẽ và sơ đồ đã đưa ra. Hiện cỗ máy này đang được đặt tại bảo tàng Bletchley Park nước Anh.
Cấu tạo của máy tính
Colossus có hai phiên bản là Colossus Mark I và Colossus Mark II. Ở phiên bản đầu tiên đã được trang bị 1600 van, phiên bản II cho tốc độ nhanh hơn với khoảng 2500 van. Nhờ hiệu quả mà chúng mang lại mà trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ 2 đã có 10 chiếc máy tính Colossus đưa vào sử dụng.
Cỗ máy này có chiều dài 5m, chiều rộng 3,4m và có chiều cao hơn 2m. Có thể thấy được rằng chiếc máy tính này vô cùng đồ sộ chúng có thể chiếm chỗ tương đương một căn phòng. Tổng trọng lượng của cỗ máy nặng đến 5 tấn, để vận hành được chiếc máy tính này cần đến 8 kW điện. Đồng thời chúng cũng được trang bị khoảng 100 cổng logic, 10.000 điện trở và được kết nối bằng 7km dây điện.
Chức năng của máy tính Colossus
Sau khi đưa vào hoạt động máy tính Colossus được sử dụng để giải mật mã Lorenz của người Đức. Mã hóa Lorenz rất phức tạp, chúng kết hợp từng ký tự nội dung với dòng khóa được tạo nên bởi 12 bánh răng cơ học. Điều đó có nghĩa rằng nếu không biết được các dòng khóa hay vị trí của từng bánh răng thì không có cách nào để giải mã được.
Quy trình hoạt động của máy tính Colossus như sau: Tính hiệu được truyền từ Lorenz SZ40/42 qua radio sẽ được bắt lấy rồi in ra bằng giấy. Sau đó nội dung này được đưa vào Colossus xử lý từng ký tự với tốc độ 5.000 ký tự/giây. Cỗ máy sẽ tiến hành phân tích dữ liệu để biết được các bánh xe của Lorenz SZ40/42 hoạt động như thế nào qua đó dập nên đoạn văn bản mã hóa. Thông điệp đưa vào sẽ được phân tích nhiều lần sau đó mới cho ra kết quả.
Thông thường quá trình này sẽ phải mất đến 8 tuần để giải mã bằng tay. Tuy nhiên khi có sự hỗ trợ của Colossus đã giúp cho quá trình này chỉ rút ngắn còn 6 giờ. Chỉ trong thời gian ngắn qua mà Colossus đã có thể tìm ra cơ cấu hoạt động của bánh xe Lorenz SZ40/42 để nắm được nội dung thông điệp. Nhờ Colossus mà 2,63 triệu mật mã được mã hóa ở mức độ cao đã được bẻ mã thành công bởi 550 nhà mật mã học.
Ý nghĩa của chiếc máy tính Colossus
Sự ra đời của của Colossus mang một ý nghĩa lớn lao về mặt lịch sử lẫn kỹ thuật. Nhờ khả năng giải mã nhanh chóng mà Colossus đã giúp quân Đồng minh giải mã nhiều thông điệp quan trọng. Qua đó thay đổi được cục diện chiến tranh ở những năm 1944,1945. Chúng chính là công cụ đắc lực trong công cuộc chống lại các phong trào của Đức quốc xã ở châu Âu. Có thể thấy rằng Colossus đã đóng vai trò then chốt trong Thế chiến 2. Và cũng nhiều chuyên gia công nhận rằng cỗ máy này đã giúp rút ngắn thời gian chiến tranh.
Về mặt kỹ thuật thì Colossus chính là chiếc máy tính có thể lập trình đầu tiên trên thế giới. Chúng xuất hiện đã có tác động rất lớn đến lĩnh vực máy tính. Ngay cả Andrew Herbert – một chuyên gia tại Bảo tàng Máy tính Quốc gia Anh cũng nhận định rằng: “Từ góc độ kỹ thuật, Colossus là tiền thân quan trọng của máy tính điện tử kỹ thuật số hiện đại. Trong số những người sử dụng Colossus tại Bletchley Park, nhiều người đã tiếp tục trở thành những nhà tiên phong và người dẫn đầu quan trọng của ngành máy tính tại Anh trong những thập kỷ sau”.
Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi bạn đã biết thêm về Colossus – chiếc máy tính giúp kết thúc Thế chiến II. Và để cập nhật các thông tin hữu ích khác đừng quên theo dõi các bài viết được chúng tôi chia sẻ mỗi ngày nhé!
Thường xuyên tư vấn đặt tên hay cho mọi người, Linh Đan lập website này với mục đích tạo ra thêm các giá trị về việc đặt tên. Giúp mọi người đơn giản hóa việc đặt tên và cùng tìm hiểu ý nghĩa tên bản thân. Mong rằng mọi người yêu thích website TenYNghia.com của Linh Đan nhé!